Truyền thuyết về thân thế và công dụng Thổ Phục Linh
Thổ phục linh là loài cây sống lâu năm, cành nhỏ, không gai và có tua cuốn. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta, có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất là vào thu đông. Dùng thân rễ phơi khô làm thuốc. Là thân rễ cây phục linh Smilax glabra. Tài liệu cổ ghi nhận tác dụng trị phong thấp, lợi gân cốt, giải độc thủy ngân, u nhọt. Điều thú vị là phục linh cũng là một thành phần trong nước xá xị mà chúng ta thường dùng.
1. Sự tích về Thổ phục linh gắng liền vua Hạ Vũ
Hồng thủy
Người ta kể rằng trước 5.000 năm trước, vua Hạ Vũ dẫn bách tính đi tránh lũ. Ông cùng với binh lính lấp đê trị thủy nhiều ngày. Nhưng nước lũ ngày một dân cao, cho đến một ngày vua dân di cư dần lên núi và bị cô lập. Mọi người chia sẻ nhau những hạt gạo cuối cùng và chờ tiếp viện đến. Mưa càng ngày càng lớn, lũ càng ngày càng nhiều. Mọi người đã không có lương thực đã mấy hôm.
Qua cơn bỉ ngạn
Chợt vua Vũ nhìn thấy trong khe núi có rất nhiều cây xanh, do mưa lớn làm trôi phần đất dưới thân. Lộ ra củ rất lớn, cây lá xanh tươi. Ông bèn thử hái lá ăn thử, gọi người nấu củ lên ăn. Một lúc sau, ông cho mọi người đào lên ăn giúp mọi người qua cơn đói. Thời gian sau lũ rút hết và chợt phát hiện một số người bị đau bụng đột nhiên được chữa khỏi. Để nhớ tên loài cây đã cứu mạng người dân “phục linh”, được đất nuôi dưỡng và tìm thấy nên đặt tên giống cây này là Thổ phục linh. Người dân nhớ ơn vua Hạ Vũ nên còn gọi loại cây này là Vũ dư lương, nghĩa là thực phẩm từ vua Vũ.
2. Thành phần hóa học của Thổ phục linh
Thổ phục linh có hơn 56 hợp chất trong đó chứa nhiều saponin, tanin, dẫn xuất flavonoid gồm astilbin, neoastilbin, neoisoastilbin, isoastilbin, engeletin và isoengeletin. Trong đó có 28 loại flavonoids và glycoside đã được xác định. Đây là những hoạt tính sinh học chính của thảo dược này. Đặc biệt, astilbin được xem là hoạt chất nổi bật nhất trong phục linh bằng các hoạt động chống viêm, điều hòa miễn dịch và điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên những chất này hòa tan kém trong nước nên cần được bào chế trước khi sử dụng để tận dụng tối đa hàm lượng trong thuốc.
Acid hữu cơ và phenolic là thành phần không thể thiếu của phục linh. Những acid hữu cơ này có hoạt động dược lý đáng kinh ngạc. Tác động đến hoạt động chống xơ gan hóa, chống oxy hóa.
3. Dược lý học của Thổ phục linh
3.1. Điều trị gout
Astilbin trong dịch chiết thảo dược đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoạt động của acid uric giúp tăng sản hoạt dịch, giảm viêm, ngăn chặn xâm nhập tế bào vào màng hoạt dịch. Từ đó làm giảm quá trình ăn mòn sụn.
Ngoài ra, catalase có thể làm giảm stress oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu. Cho thấy khả năng cao về phương thức điều trị tăng acid uric máu mãn tính và bệnh gút. Trở thành một phương pháp mới trong điều trị hội chứng tăng acid uric và bệnh gút.
3.2. Kháng khuẩn
Vào thời cổ đại, phục linh được sử dụng để điều trị bệnh giang mai, đây là một bệnh mãn tính và bệnh lây truyền qua đường tình dục có hệ thống với diễn biến lâm sàng phức tạp và gây ra bởi Treponema pallidum. Chiết xuất chloroform, n -hexane và acetonitril ức chế chống lại vi khuẩn gram dương. Cụ thể là S. aureus và Bacillus subtilis. Các sinh vật gram âm, như Escherichia coli và Salmonella typhi. Phần ethyl acetate và phân số n -butanol chống lại Staphylococcus aureus.
3.3. Kháng viêm
Dịch chiết hoạt động như một tác nhân trị liệu chống lại các bệnh viêm nhiễm thông qua việc ức chế chọn lọc đáp ứng miễn dịch tế bào liên quan đến viêm. Thông qua cơ chế chống viêm trực tiếp bao gồm ức chế PGE2. Bên cạnh việc hạn chế các đại thực bào được kích hoạt quá mức và kích thích tăng các tế bào lympho T trong giai đoạn sau của viêm khớp. Polysacarit là chất chống viêm được tìm thấy (SGP-1 và SGP-2) có tiềm năng cao để chống lại tác nhân gây viêm.
Phục linh thuộc năm loại dược liệu Thái Lan đã được tìm thấy có tác dụng ức chế chống lại protease HIV-1.
3.4. Bảo vệ tim mạch
Chiết xuất từ phục linh có thể làm giảm chút ít đường huyết. Bên cạnh nhiều mối liên hệ việc sử dụng phục linh cải thiện chứng phì đại cơ tim. Gián tiếp chống tăng huyết áp qua trung gian JP2/RyR2. Hơn nữa, chiết xuất này làm giảm đáng kể chết chương trình tế bào nội mạc. Giảm hoạt hóa hệ ROS và kích hoạt NFF-κB. Tác dụng bảo vệ của flavonoid thông qua việc ức chế Ca++ qua trung gian RyR.
4. Hạn chế khi sử dụng Thổ phục linh
Với nhiều tác dụng và số lượng hoạt chất khá nhiều như vậy. Do đó, khi có các vấn đề về gan và thận nên hạn chế sử dụng. Và hạn chế uống trà khi trong bài thuốc có chứa thổ phục linh.
5. Tóm tắt
Thổ phục linh là một vị thuốc có tác dụng điều trị phong thấp, lợi gân cốt. Những thành phần hóa học được tìm thấp góp phần giải thích những tác dụng theo y học cổ truyền của vị thuốc này. Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức sẽ gây những tác động xấu đến cơ thể. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ dạng hoạt chất chiết xuất gì từ Thổ phục linh
Trả lời