LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN (P1)
Nhiều người cho rằng ông tổ ngành y học cổ truyền là Hải Thượng Lãn Ông. Cũng không ít người cho rằng đó là Tuệ Tĩnh. Vậy đâu mới là y tổ ngành đông y đây? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ này của mình nhé.
Trong bất cứ một ngành nghề nào, cũng có tổ nghiệp của ngành nghề đó. Ví dụ ngành xây dựng thì thờ ông Lỗ Ban, nghề thợ rèn là ông Nguyễn Đức Tài chẳng hạn.
Tổ sư một ngành nghề nào đó, thường sẽ là một người có thật trong lịch sử. Người mà đã sáng lập và truyền dạy một ngành nghề nào đó cho mọi người. Về sau được người làm ngành nghề đó tôn trọng và thờ phụng. Vì đã có công truyền lại ngành nghề đó cho thế hệ sau. Việc tôn thờ tổ nghề, cũng là một trong những truyền thồng tốt đẹp của dân tộc.
Trong y học cổ truyền, lẽ dĩ nhiên cũng có y tổ đông y. Ngược dòng lịch sử theo các y thư cổ ghi chép lại, cách đây hơn 5000 năm. Khởi đầu là đức Thần Nông, ông có công nghiên cứu tính chất các vị thuốc. Rồi về sau kết tập thành bộ “thần nông bản thảo kinh“. Rồi có Đức Huỳnh Đế và Kỳ Bá, việc vấn đáp của vua tôi hai vị đã kết tập thành bộ “Nội kinh“. Mà về sau các danh y và thầy thuốc đều xem như bấu vật. Bộ kinh thư này còn được xếp vào một trong tứ đại y thư của Trung Hoa.
Đời nhà Thương thì có ông Y Doãn, người đã lập ra các bài thuốc. Về sau nữa, thì thời nào cũng có các vị danh y ghi chép để lại sách cho hậu thế. Riêng nước ta, cũng có hai vị danh y rất nổi tiếng đó là vị Tuệ Tĩnh và Lê Hưu Trác.
Trả lời