SỨC KHỎE CUỘC SỐNG – 10 LỜI KHUYÊN CỦA ĐẠI DANH Y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác ông còn có tên gọi khác là Lê Hữu Huân, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1720 ở thôn Văn xá làng Liêu xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên cuộc đời ông phần lớn gắn với quê mẹ ở thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hã Tĩnh. Ông qua đời vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bàu Thượng nay là xã Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh, hưởng thọ 71 tuổi. Mộ của ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Gia đình ông vốn là một danh gia vọng tộc, nổi tiếng khoa bảng. Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động vì nạn tranh giành quyền lực dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Ông thấu hiểu nỗi cơ hàn của người dân lao động nghèo khổ trong cảnh loạn lạc, đói rét, bệnh tật. Năm 1746, ông về quê ở Hương Sơn nuôi mẹ và học nghề thuốc. Ông đã đóng góp cho nền y học Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắc lọc tinh hoa của y học cô truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng Kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị về văn học, lịch sử, triết học.
“Hiệu Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ viết tắt của quê hương (Hải là Hải Dương, Thượng là phủ Thượng Hồng. Lãn Ông nghĩa là ” ông lười ” là không màng đến danh lợi.”)
Những gì ông để lại có giá trị xuyên suốt hơn 200 năm lịch cho đến tậm hôm nay. Thực hiện những điều khuyên răn của ông, đối với sức khỏe chúng ta mà nói muôn vàn lợi ích. Dưới đây là 10 lời khuyên của ông:Vệ sinh phép giữ thân mình
Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là
Mười điều cơ bản đề ra
Thứ nhất: làm lụng, hai là nghỉ ngơi
Ba là đừng trái tiết trời
Xông pha mưa gió nắng nôi lạnh lùng
Còn khi dịch lệ cuồng phong
Biết chừng mà tránh, mà phòng mới yên
Thứ tư thị hiếu chớ quên
Mắt trông ham muốn, lòng quên cương thường
Sinh ra làm bậy làm xằng
Chữ “tham” sánh với chữ “thâm” một vần
Năm là cần phải thủ chân
Giữ lòng trong sạch cho thần được yên
Định tâm như kẻ tham thiền
Bỏ lòng lợi dục đua chen đường đời
Sáu là ngủ dậy theo thời
Luyện thân, luyện khí đứng ngồi thong dong
Làm cho khí huyết lưu thông
Chân tay cứng cáp trong lòng thảnh thơi
Bảy: răm tửu sắc chơi bời
Thoả lòng chốc lát, cuộc đời ngắn đi
Tinh hao, chân khí phải suy
Nguyên thần ly tán, bệnh gì chẳng sâu
Tám: cần ăn uống hàng đầu
Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày
Kiêng ăn các thứ đắng cay
Các thứ sống lạnh tích dầu khó tiêu
Chín là nằm ngủ thuận chiều
Hướng phương sinh khí(về đông) đầu cao hơn mình
Vòng tay lên ngực: mộng kinh
Vào giường không nghĩ, thẳng mình ngủ yên
Mười nên tắm giặt cho liền
Ra ngoài dù, nón không quên trên đầu
Đề phòng hàn thấp nhiễm vào
Áo quần ấm áp, tà nào dám xâm
Mấy điều nên nhớ nhập tâm
Tháng ngày giữ trọn, trăm năm thọ trường.
Trả lời