CÁC DANH NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM (p2)
- Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909- 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một trí thức rất có tên tuổi, xuất thân từ một gia đình thượng lưu, trí thức ở Sài Gòn, được người Nhật và người Pháp kính nể nhưng ông lại không đi theo sự nghiệp truyền thống của gia đình mà tham gia cách mạng từ rất sớm. Ông đã đứng ra tổ chức Thanh niên tiền phong, một lực lượng hùng hậu làm nòng cốt cho phong trào quần chúng cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Tiến sĩ y khoa Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9/1945 – 1/1946). Từ năm 1954, ông là Thứ trưởng, Bí thư Đảng Đoàn (1954-1958) rồi là Bộ trưởng Bộ Y tế (1958-1968). Ông đã xây dựng một nền y tế nhân dân ở miền Bắc. Ông là người đầu tiên áp dụng khoa học kỹ thuật phương tây vào nền y học Việt Nam.
Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương, người đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Năm (1996) ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Năm 1958 Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành Y tế –, tại Đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
Năm 1997 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học
Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.
- Giáo sư Đặng Văn Ngữ
Giáo sư Đặng Văn Ngữ (04/04/1910 -01/04/1967), quê ở làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế. Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1942 ông là trưởng Labo Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Năm 1943 ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.
Giáo sư Đặng Văn Ngữ
Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. cũng trong thời gian này giáo sư Đặng Văn Ngữ đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc nước Penicillin dùng trong chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam (Trung ương) có vai trò rất lớn trong nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một về lĩnh vực Y học.
- Giáo sư Tôn Thất Tùng
Giáo sư Tôn Thất Tùng
Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 -1982), sinh tại quê hương Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Năm 1932, ông học tại trường Y – Dược. Năm 1935, ông là người duy nhất được nhận vào làm việc tại khoa ngoại của trường Y-Dược, tức là bệnh viện Việt – Đức hiện nay.
Với một dụng cụ thô sơ, ông đã phẫu tích kỹ lưỡng cơ cấu của lá gan và trên cơ sở đó viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa “Cách phân chia mạch máu của gan”. Bản luận án xuất sắc này đã giúp ông được nhận Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris.
Vào những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” đến nay vẫn còn rất nhiều tài liệu lưu giữ.
Năm 1947, ông được Chính phủ cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Từ sau ngày hòa bình lập lại, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt – Đức, chủ nhiệm bộ môn Ngoại trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Năm 1958, GS tiến hành thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1959, GS phát triển khoa mổ sọ não và khoa ngoại nhi. Năm 1960, GS là người đầu tiên đề xuất và áp dụng có kết quả xuất sắc việc mổ gan bằng phương pháp Việt Nam. Năm 1965, GS triển khai thành công việc mổ tim bằng máy tim phổi nhân tạo ở nước ta.
Năm 1977, giáo sư được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương phẫu thuật quốc tế mang tên Lannelongue. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những nhà phẫu thuật xuất sắc thế giới được trao định kỳ 5 năm một lần. Ông vinh dự và xứng đáng là một trong 12 người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được tặng huy chương ấy…
Ghi nhận những công lao và cống hiến to lớn với nền y học của đất nước GS. Tôn Thất Tùng đã được đón nhận danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động, hai lần Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương chiến sĩ hạng Nhất, Huân chương kháng chiến hạng Ba và được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
- Giáo sư Đặng Văn Chung
Giáo sư Đặng Văn Chung (1913-1999), sinh tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1933 đến năm 1954, GS. Đặng Văn Chung là người đặt nền móng xây dựng các chuyên khoa hệ nội thuộc Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bộ môn hệ nội thuộc Trường đại học Y Hà Nội… Những năm 1970, GS. Đặng Văn Chung đã dành nhiều công sức và trí tuệ viết ra 2 cuốn Bệnh học Nội khoa, Điều trị học cũng như hàng loạt tài liệu giảng dạy, công trình nghiên cứu khoa học có giá trị.
Giáo sư đặng Văn Chung
Trải qua hơn 60 năm cống hiến với sự nghiệp y học dân tộc giáo sư Đặng Văn Chung đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong ngành y tế như Trưởng bộ môn Nội, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội và Chủ nhiệm Khoa Nội – Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật của Bộ Y tế.
Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Năm 2000, GS. Đặng Văn Chung Giải thưởng Hồ Chí Minh về “Cụm công trình nghiên cứu nội khoa”.
Trả lời